Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

BẠN BIẾT CHƯA ?

HÀ BÁ LÀ GÌ? BẠN BIẾT CHƯA?


HÀ BÁ LÀ GÌ? BẠN BIẾT CHƯA

HÀ BÁ LÀ MỘT TRONG NHỮNG NHÂN VẬT BÍ ẨN NHẤT LỊCH SỬ DÂN GIAN VIỆT NAM, VẬY HÀ BÁ LÀ CON GÌ, BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?

Có thể bạn chưa biết: Hà bá chính xác là gì?

Có thể bạn chưa biết: Hà bá chính xác là gì

Hà bá là một trong những nhân vật bí ẩn nhất lịch sử dân gian Việt Nam, vậy hà bá là gì và tại sao lại huyền bí đến như vậy?

Vậy chính xác thì Hà Bá là gì?

Theo Wikipedia, "Hà Bá" một vị thần vùng sông nước trong tín ngưỡng giống như Thổ Công, chính vì vậy cho nên có câu: "Đất có thổ công, sông có hà bá". Hà Bá thường được miêu tả là một ông già tóc bạc như tiên, tay cầm phất trần, bầu nước, vui vẻ ngồi trên lưng rùa.

Nhưng cũng có nhiều nơi lại có quan niệm khác với định nghĩa trên. Theo đó, họ coi Hà Bá là ác thần, thường đi gieo rắc tai họa cho những làng chài ven sông nên bị mọi người vừa sợ lại vừa ghét, tương tự như với Thuồng Luồng vậy.

Thuồng luồng trong truyền thuyết
Thuồng luồng trong truyền thuyết.

Trong dân gian có rất nhiều những truyền thuyết ca ngời anh hùng diệt Hà Bá, cứu chúng sinh, dân làng. Ví như câu chuyện của ông quan phủ nọ, một hôm, thấy người dân đang làm lễ hiến tế trinh nữ cho Hà Bá, động lòng thương xót, ông liền gọi thầy chủ tế đến và nói:

"Cô gái này quá xấu xí, ngươi hãy xuống gặp Hà Bá trước và hỏi xem ngài có chấp thuận không rồi hãy hiến tế sau, chứ nếu làm ngài tức giận thì ngươi có trăm mạng không đền nổi".

Chủ tế sợ quá không dám làm lễ hiến sinh trinh nữ nữa. Từ đấy Hà Bá mất ''thiêng'' và dân làng cũng bỏ lệ hiến tế độc ác này.

Nguyên nhân Hà Bá trở thành một trong những nhân vật huyền bí nhất dân gian là do Hà Bá chỉ có tầm ảnh hưởng đối với những làng chài, không được thờ rộng rãi mà chỉ được thờ cúng ở những sông nước để cầu cho mọi người không gặp thủy nạn và thu hoạch được nhiều tôm cá.

Những truyền thuyết nổi tiếng nhất về Hà Bá



a. Truyền thuyết về câu: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá"

Theo "Ông Thổ công và ông Hà bá" – "Truyện cổ nước Nam" – Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc. NXB Văn học, 2003 kể rằng:

"Một hôm, con quỷ từ trên trời xuống thấy Thổ công thì cai quản một vùng rộng lớn, còn Hà bá chỉ cai quản một vùng nước nhỏ chạy xung quanh nó mới nảy ra ý đồ định chiếm ngự một phần sông, một phần đất ở đây. Ngay lập tức nó đến gặp Thổ công, xin cho được xây thành và được đồng ý.

Nhưng trước khi xây nó không làm lễ tạ khiến Hà bá nổi cơn lôi đình. Hà bá bèn cho nước chảy vào đất theo mạch nước ngầm. Hễ thành cứ xây được đến đâu, là nước lại xói mòn nên thành lại bị đổ đến đó.

Hà bá thấy nguồn nước của mình bị tắc, lấy làm bực bội, liền dâng nước lên cao, đánh vỗ vào đất.

Lúc này ở dưới thuỷ phủ, thần Hà bá thấy nguồn nước của mình bị tắc, lấy làm bực bội, liền dâng nước lên cao, đánh vỗ vào đất, khiến cho đất phải lở ra mà trôi cả xuống nước.

Hai bên đánh nhau như thế làm cho dân tình kiệt quệ, đất lở, cây cối ngổn ngang, nước sông đục ngầu. Cuối cùng cả hai quá mệt mỏi, mới nhận ra là con quỷ làm bậy bạ.

Hai thần gặp nhau thoả thuận: "Ta với ngươi không dính líu gì với nhau, không đánh nhau nữa, mà sinh lở đất, cây cối lụi tàn, lũ lụt ngập nhà! Rồi cả hai cùng nói: "Đất có Thổ công, sông có Hà bá".

b. Truyền thuyết Hà Bá đòi ái phi làm vợ

Năm đó, vào thời Trần, vua Duệ Tông (1337 - 1377) có 1 ái phi tên Nguyễn Thị Bích Châu, vừa xinh đẹp lại vừa thông tuệ, văn hay chữ tốt.

Năm 1377, dù được ái phi Bích Châu hết mực can ngăn, vua Trần Duệ Tông vẫn đem theo 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành. Biết rằng khó chống ý vua, bà Bích Châu liền xin đi theo hộ tống.

Trải qua nhiều ngày tháng, đoàn quân đi đến cửa biển Kỳ Hoa thì gặp sóng to gió lớn. Đêm đó, vừa Duệ Tông mơ thấy một vị thần tên Nam Minh đô đốc ngỏ ý muốn xin vua 1 người thiếp, nếu được sẽ làm có sóng yên biển lặng, giúp nhà vua đi đánh Chiêm Thành.

Nghe vua Duệ Tông kể lại, ai ai cũng sợ hãi, không dám nói câu gì chỉ trừ bà Bích Châu: "Tiện thiếp tình nguyện liều tấm thân bèo bọt này để chu toàn cho đoàn ngự giá và quan quân". Vô cùng cảm động trước tấm lòng son trung, nhưng vua Duệ tông vẫn kiên quyết không đồng ý.

Mặc sóng đánh tối tấp, nước tràn lênh láng, quý phi Bích Châu vẫn tươi tắn đến sụp quì lạy, cầu chúc nhà vua bình tĩnh và đại thắng. Sau đó, bà quay về hướng Bắc lạy cha mẹ, vái chào tử biệt hàng quan quân, trang nghiêm đến ngồi gọn vào lòng chiếc thuyền thoi nhỏ có cắm đại hoàng kỳ.

Đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu
Đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu.

Thuyền nhỏ vừa chạm nước đã chìm hẳn. Lúc này, đoàn thuyền chiến chở đầy những bầu máu nóng sẵn sàng lao vào trận tiền với quyết tâm diệt giặc giữ yên bờ cõi.

Thế nhưng, vì Trần Duệ Tông không nghe lời can gián, vẫn cho quân tiến sâu vào động Y Mang, đất Chiêm, nên bất ngờ bị trúng mưu của giặc Bà Ma, một tướng của Chế Bồng Nga nên toàn quân tan rã.

Đó là truyền thuyết về việc Hà Bá đòi vợ, còn trên thực tế, một số nhà nghiên cứu đã cho biết: Khi vua Duệ Tông hy sinh, người người hoảng loạn, chỉ có bà Bích Châu bình tĩnh lĩnh trách nhiệm thống lĩnh ba quân rút lui an toàn, đưa thi hài đức vua ra khỏi hiểm địa.

Nhưng về đến cửa biển Kỳ Hoa thì bà kiệt sức và trút hơi thở cuối cùng. Theo lời trăn trối, quan quân chôn cất bà đúng nơi cửa biển đó.

Tạm kết

Cũng như bao vị thần linh thần vật khác trong lịch sử Việt Nam, Hà Bá cũng là một sản phẩm của trí tưởng tượng của dân gian, quần chúng. Đó là một trong những nhân vật hữu hình hóa nên nỗi sợ hãi, khiếp đảm trước sức mạnh vô song của thiên nhiên, sông nước.

#Sutich