1 LẦN GANDHI ĐI XE LỬA, XE ĐANG Ở TỐC ĐỘ CAO THÌ RUNG LẮC LÀM GANDHI XUI XẺO BỊ RƠI CHIẾC DÉP MỚI MUA QUA CỬA SỔ. TRONG KHI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH CÒN ĐANG TIẾC THAY CHO ÔNG, ÔNG LIỀN NGAY LẬP TỨC NÉM CHIẾC DÉP CÒN LẠI QUA CHÍNH CỬA SỔ ĐÓ. MỌI NGƯỜI NGỠ NGÀNG HỎI TẠI SAO ÔNG LÀM VẬY THÌ CÂU TRẢ LỜI CỦA GANDHI ĐÃ KHIẾN TẤT CẢ KINH NGẠC...
Mahatma Gandhi (1869-1948) có tên thật là Mohandas Karamchand Gandhi, cái tên Mahatma là người dân Ấn Độ đặt cho ông với nghĩa là "đại nhân", "linh hồn lớn" để biểu lộ sự kính trọng và biết ơn với vị lãnh tụ vĩ đại của họ.
Trong suốt cuộc đời, ông luôn đấu tranh chống lại tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Và lối sống giản dị, sâu sắc đó đã đưa ông vào hàng vĩ nhân của thế giới.
Những triết lý của ông đến nay vẫn được hậu thế ghi lại và học hỏi, những câu chuyện nhỏ của ông được viết thành sách và in ra nhiều thứ tiếng, và chúng tôi xin giới thiệu 1 câu chuyện nổi tiếng của ông : "Câu chuyện chiếc dép bị rơi".
Một lần Gandhi đi công tác bằng xe lửa, và chuyến xe đang chạy với tốc độ rất cao. Đột nhiên tàu rung lắc dữ dội, Gandhi không cẩn thận làm rơi một chiếc dép mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người xung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông.
Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc dép còn lại ra ngoài cánh cửa sổ đó, mọi người rất sốc và hỏi ông : "Tại sao ngài lại làm vậy ?".
Gandhi trả lời rất điềm đạm : "1 đôi dép mà mất đi 1 chiếc thì sẽ chẳng làm gì được cả, tôi có giữ lại cũng vô ích, thà rằng tôi ném nó đi để lỡ có ai nhặt được nó, họ sẽ có cả đôi dép và sử dụng được".
Lúc này mọi người đã hiểu ra và cảm phục ông, chỉ trong 1 giây rất ngắn ngủi, 1 con người điềm đạm như Gandhi lại có thể nhanh chóng hiểu ra được điều đó và hành động rất nhanh, thật đáng để học hỏi.
Bài học cho chúng ta:
Trong cuộc sống, rất ít người hiểu ra được lý lẽ đầy tính nhân văn đó, đa phần mọi người đều hành động kiểu "không ăn được thì đạp đổ", chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà gạt bỏ mọi người xung quanh.
Nếu bạn biết cho đi, bạn sẽ được nhận lại, điều đơn giản đó không phải ai cũng hiểu được, ít nhất thì khi những đồ vật, tài sản không còn nhiều giá trị với bạn, nhưng nếu nó được kết hợp, được đưa vào đúng chỗ thì sẽ có giá trị với rất nhiều người.
Những bộ quần áo cũ không mặc vừa của bạn, có thể cứu sống những người khó khăn ở vùng núi giá lạnh, những cuốn sách bạn đã học qua không dùng đến cũng sẽ giúp ích được cho những đứa trẻ không có tiền mua sách...
Nếu bạn là sinh viên nghèo tới đó, bạn sẽ có đủ tất cả Ipad, điện thoại, laptop hay sách vở, quần áo ..., bạn nghĩ Việt Nam có nên tạo ra một nơi như vậy?
#Bài học nhân tâm